Đang tải ...
  
Khoa học cuộc sống Quốc tế

Thứ năm, 11/08/2022, 10:00

Trung Quốc khai quật kim tự tháp 4.200 năm, kiến trúc như thành phố cổ

Tại kim tự tháp có diện tích hơn 80.000 m2 tương đương với 10 sân bóng đá, nhóm khảo cổ phát hiện thấy những kiến trúc phức tạp như vườn tược, ao nuôi cá sấu.

Kim tự tháp cổ của Trung Quốc. (Nguồn: SCMP).

Ngày 8/8, Giáo sư Shao Jing, một thành viên trong nhóm khảo cổ cho biết, họ vừa khai quật được bức điêu khắc được cho là chân dung của một vị vua tại kim tự tháp Shimao ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Kim tự tháp Shimao có niên đại khoảng 4.200 năm, nằm ở Thần Mộc thuộc tỉnh Thiểm Tây. Công trình có chiều cao hơn 70m, bằng nửa kích thước so với đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Các chuyên gia cho biết, hai kim tự tháp này được xây vào cùng niên đại.

Tuy vậy, không giống như các kim tự tháp khác trên thế giới chủ yếu phục vụ mục đích tôn giáo, kim tự tháp Shimao của Trung Quốc có vẻ bề ngoài giống một thành phố cổ. Với tổng diện tích trải dài trên 80.000m2, kim tự tháp có kích thước rộng ngang với 10 sân bóng đá.

Ngoài ra, nhóm khảo cổ còn phát hiện thấy các cấu trúc phức tạp bên trong công trình, gồm hồ bơi trong vườn, ao nuôi cá sấu.

Các nhà khảo cổ khai quật được hai trong ba khuôn mặt của tác phẩm điêu khắc trên đá dài 2m. (Nguồn: SCMP).

Công trình nhìn ra một thành phố cổ rộng lớn có tường bao quanh. Ngoài ra, các sân, đường phố và quảng trường công cộng đều được xây bằng đá.

Theo kết quả phân tích DNA, hầu hết cư dân từng sống tại đây đều thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, nơi này vẫn còn là một bí ẩn vì nền văn minh cổ đại dường như biến mất đột ngột cách đây 3.800 năm và không còn tài liệu cổ nào đề cập tới việc này.

Trong khi đó, bức điêu khắc chân dung được phát hiện có 3 khuôn mặt. Hai trong số này đã được khai quật hoàn toàn.

Theo Giáo sư Shao Jing, khuôn mặt ở phía Tây dài 80cm, cao 50cm, có vương miện trên đầu. Đây cũng là kích thước lớn nhất trong các bức điêu khắc ở Shimao. Nhóm khảo cổ vẫn tin rằng, khuôn mặt còn lại mới thực sự là chân dung của vị vua.

"Bức chân dung ở phía Đông dường như nằm tại trung tâm bức điêu khắc. Đây có thể là hình ảnh vị vua tổ tiên ở Shimao", Giáo sư Shao Jing nhận định.

Một cổ vật của công trình. (Nguồn: SCMP).

Những năm qua, nhóm khảo cổ tìm thấy 70 bức điêu khắc đá nằm dưới chân kim tự tháp, gồm cả các bức hình mặt người, động vật và các loài thần thoại. Họ tin rằng, những bức điêu khắc này gắn liền với tín ngưỡng người dân ở Shimao.

Trước đó hồi tháng 7 vừa qua, Giáo sư Sun Zhouyong, trưởng nhóm khảo cổ tham gia quá trình khai quật kim tự tháp Shimao nói rằng, kiến trúc này có trước khi nhà Hạ (năm 2070-1600 trước Công Nguyên) được thành lập.

Công trình có nhiều điểm tương đồng với nền văn minh cổ ở thành phố Mohenjo - Daro (thuộc Pakistan ngày nay) và Lưỡng Hà (thuộc phần lớn lãnh thổ Iraq ngày nay).

(Nguồn: baoquocte.vn)

Link gốc: https://baoquocte.vn/trung-quoc-khai-quat-kim-tu-thap-4200-nam-kien-truc-nhu-thanh-pho-co-193927.html

Chia sẻ

Xem nhiều

Tại sao chúng ta khóc?

Xây dựng bản đồ tế bào con người

Câu chuyện hé lộ từ dấu chân 1,5 triệu năm tuổi

Kinh ngạc trước loại mỳ ống siêu nhỏ, chỉ bằng 1/200 sợi tóc người

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829