Đang tải ...
  
Đời sống

Chủ nhật, 17/03/2024, 09:30

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta cần lưu ý thời gian bảo quản với mỗi loại thực phẩm.

Những rủi ro khi ăn thức ăn thừa hư hỏng

Nếu bạn chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng thì việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là điều nên làm. Tuy nhiên, bạn cần bảo quản đúng cách. Các yếu tố như loại thực phẩm, cách chế biến cách bảo quản thích hợp đều ảnh hưởng đến thời gian sử dụng thức ăn thừa.

Trước hết, thức ăn cần được cho vào trong bao bì có nắp đậy kín khí hoặc đậy kín trong hộp bảo quản để giúp tránh vi khuẩn xâm nhập, giữ độ ẩm và giữ cho tủ lạnh không ám mùi thực phẩm.

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ, 3 - 4 ngày là quy tắc chung về thời gian sử dụng thức ăn thừa. Có thể thức ăn thừa để trong vài tuần trông vẫn ổn nhưng không có nghĩa là chúng an toàn. Nếu ăn thức ăn thừa đã quá thời hạn sử dụng hoặc chưa được đun nóng đủ có thể khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt…

Cần lưu ý rằng, một số loại thực phẩm như sản phẩm động vật chưa nấu chín (thịt, thịt gà, trứng và hải sản) có nhiều khả năng chứa vi khuẩn có thể gây bệnh hơn.

Những trường hợp có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao hơn bao gồm: Người từ 65 tuổi trở lên; Trẻ em dưới 5 tuổi; Phụ nữ mang thai; Người có hệ miễn dịch suy yếu như những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh gan, thận, HIV hoặc ung thư.

Nếu bạn muốn kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm, hãy bảo quản trong tủ đông. Sau khi rã đông nếu không ăn hết, cách an toàn nhất là bỏ số thực phẩm đó đi.

Thức ăn thừa cần được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.

Thời gian bảo quản một số loại thực phẩm trong tủ lạnh

Trái cây và rau

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trái cây và rau phải được làm sạch dưới vòi nước chảy và bảo quản trong tủ lạnh sạch ở nhiệt độ 40 độ F (tương đương 4,4 độ C) trở xuống.

Nên ăn trái cây để lạnh trong vòng 1 - 3 ngày để có được hương vị và độ tươi tối đa. Khoai tây đã nấu chín và các loại rau khác có thể được bảo quản an toàn trong tủ lạnh từ 3 - 4 ngày.

Một số loại quả khi chín tạo ra ethylene như táo, một loại khí làm thực phẩm khác chín sớm hơn hoặc thối rữa nhanh hơn nếu bảo quản cùng. Ví dụ như táo làm cho các loại trái cây khác chín nhanh hơn vì chúng tạo ra ethylene với lượng cao. Vì vậy không nên đặt táo cùng hộp bảo quản với các loại trái cây khác.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây và rau quả đều nhạy cảm với ethylene. Anh đào, dứa, tỏi, bưởi... có thể được bảo quản an toàn cùng nhau hoặc bên cạnh những thứ tạo ra khí này.

Sữa và trứng

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trứng sống có thể được bảo quản an toàn từ 3 - 5 tuần kể từ khi cho vào tủ lạnh. Trứng luộc chín có thể được bảo quản trong một tuần. Bạn nên bảo quản trứng và các sản phẩm từ sữa ở nhiệt độ 40 độ F hoặc thấp hơn một chút.

Các sản phẩm từ sữa có thời gian sử dụng khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm. Sữa chua có thể bảo quản được từ 1 - 2 tuần; Các loại phô mai mềm và phô mai tươi có thể bảo quản được trong một tuần; Các loại phô mai cứng có thể bảo quản được từ 3 - 4 tuần sau khi mở gói.

Thịt gia cầm

Thịt gia cầm nấu chín cũng và các sản phẩm thịt gia cầm đã qua chế biến như gà viên hoặc chả có thể để được từ 3 - 4 ngày. Thịt hộp ‌ được đóng gói, cắt lát và mở ra có thể để được từ 3 - 5 ngày; Giăm bông được nấu chín và bọc nguyên khối có thể để được trong một tuần hoặc 3 - 5 ngày nếu thái lát.

Cá và động vật có vỏ

Theo FDA, cá nấu chín sẽ để được từ 3 - 4 ngày và cá hun khói sẽ để được đến 14 ngày. Đối với động vật có vỏ đã tách vỏ nên bảo quản tối đa 3 ngày và động vật có vỏ đã nấu chín còn nguyên vỏ sẽ bảo quản được tối đa 2 ngày trong tủ lạnh.

Bánh mì

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hướng dẫn thời gian bảo quản bánh mì và bánh cuộn nướng bán sẵn có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1 - 2 tuần. Không ăn bánh mì có dấu hiệu bị mốc.

Salad nguội

Các món salad nguội (như salad trứng, thịt gà, giăm bông, cá ngừ và mì ống) có thể được bảo quản an toàn trong tủ lạnh từ 3 - 4 ngày.

Món tráng miệng

Hạn sử dụng của món tráng miệng trong tủ lạnh khác nhau. Theo USDA, bánh quy mua ở cửa hàng hoặc bánh quy tự làm có thể để được tới 2 tháng trong tủ lạnh và các món tráng miệng ẩm như bánh pho mát có thể để được trong một tuần.

Cần cho thức ăn vào hộp đựng thực phẩm có nắp kín để bảo quản.

Mẹo bảo quản thức ăn an toàn trong tủ lạnh

Để đảm bảo an toàn khi ăn thực phẩm đã nấu chín, cần bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu và tiêu thụ trong vòng 3-4 ngày.

Thực phẩm phải được bảo quản trong hộp kín hoặc túi có khóa kéo.

Đặt tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp (4°C hoặc thấp hơn) để tránh làm hỏng thực phẩm.

Các vùng khác nhau trong tủ lạnh nên được sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau. Thịt và các sản phẩm từ sữa nên được bảo quản ở kệ trên cùng, trong khi nông sản và thực phẩm nấu chín nên để ở kệ thấp hơn.

Dán nhãn ghi tên thực phẩm và ngày nấu trực tiếp lên hộp hoặc túi và đảm bảo loại bỏ mọi thức ăn thừa chưa sử dụng khỏi tủ lạnh nếu quá thời hạn sử dụng an toàn.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Link gốc: https://suckhoedoisong.vn/thuc-an-thua-de-trong-tu-lanh-duoc-bao-lau-169240315152947508.htm

Chia sẻ

Xem nhiều

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày quốc tế đàn ông

Ngư dân Núi Thành tu sửa tàu thuyền cho vụ biển mới

Nhọc nhằn thu hoạch 'lộc biển' trên ghềnh đá bên sóng dữ

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829