Thứ năm, 14/03/2024, 10:30
Tại sao giờ đây hầu như chúng ta không còn nghe về lỗ thủng tầng ozon?
Tầng ozone là một loại “vành đai” bao quanh Trái đất được tạo thành từ các phân tử khí. Nó bảo vệ mọi sinh vật bằng cách hấp thụ hai loại bức xạ cực tím từ Mặt trời. Đó là một tấm khiên mạnh mẽ nhưng cũng rất mỏng manh.
Năm 1985, các nhà khoa học phát hiện ra sự mất mát lớn tầng ozon ở Nam Cực. 40% lớp này đã tiêu tan, tạo ra một “lỗ hổng”.
Vấn đề lớn nhất là clo từ một hợp chất nhân tạo có tên là Chlorofluorocarbons, hay CFC. Trên mặt đất, CFC không có hại. Nhưng một khi chúng nổi lên đến tầng bình lưu, Mặt trời phân hủy chúng thành clo. Chúng liên kết với ozon để tạo ra oxy và clo monoxit. Sau đó, các nguyên tử oxy lỏng lẻo đẩy nguyên tử clo ra ngoài, giải phóng nó để phá hủy nhiều phân tử ozon hơn. Và điều đó gây ra phản ứng dây chuyền.
Một nguyên tử clo có thể phá hủy gần 100.000 phân tử ozon. CFC có thể tồn tại khoảng từ 50 đến 150 năm trong bầu khí quyển. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và có thể được sử dụng làm chất làm lạnh, chất tạo bọt, chất tẩy rửa, v.v. Trong thế kỷ trước, việc sử dụng các hợp chất như vậy trong công nghiệp là rất phổ biến.
Để ngăn chặn sự phá hủy thêm tầng ôzôn, năm 1987, Liên hợp quốc đã mời hơn 20 quốc gia ký Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng oôzn (ODS). Kể từ khi Nghị định thư có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1989, mức tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozon bao gồm CFC đã giảm mạnh.
Ngày nay, hơn 30 năm sau khi Nghị định thư Montreal được ký kết, lỗ thủng tầng ozon đã ngừng gia tăng và hiện đang thu hẹp lại. Và người ta dự đoán vào năm 2065 tầng ozon có thể phục hồi hoàn toàn. Nhưng còn nhiều việc phải làm.
Sau lệnh cấm CFC, nhiều nước bắt đầu sử dụng Hydrofluorocarbon hoặc HFC. HFC không làm suy giảm tầng ozon nhưng chúng là một loại khí nhà kính mạnh góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Và nó là thứ phát triển nhanh nhất. Vì vậy, vào năm 2016, Nghị định thư Montreal đã được sửa đổi để bao gồm HFC và hiện tại chúng cũng đang bị loại bỏ dần.
Nói cách khác, hiện tượng lỗ thủng tầng ozon vẫn tồn tại, nhưng mức độ nghiêm trọng của nó đang giảm dần và không cần phải “căng thẳng” như trước nữa, điều này là do sự nỗ lực chung của toàn thế giới và nó có thể được khôi phục.
(Nguồn: giaoduc.edu.vn)
Link gốc: https://www.giaoduc.edu.vn/tai-sao-gio-day-hau-nhu-chung-ta-khong-con-nghe-ve-lo-thung-tang-ozon.htm