Đang tải ...
  
Biết để khỏe Tin sức khỏe

Thứ năm, 15/06/2023, 13:00

Rối loạn Tic - Nguy cơ mới khi trẻ nghiện điện thoại

Khi công nghệ càng phát triển và trẻ em được tạo cơ hội tiếp xúc nhiều thì những căn bệnh lạ sẽ rình rập. Rối loạn Tic chính là một trong những nguy cơ đáng báo động hiện nay.

Rối loạn Tic hay Tic Disoder là căn bệnh mới xuất hiện ở trẻ trong thời gian gần đây. Nó là biểu hiện cử động bất thường của các cơ được lặp đi lặp lại liên tục và không có sự kiểm soát.

Nguyên nhân rối loạn Tic ở trẻ

Bộ Y tế ghi nhận trong 3 tháng qua, nhiều bệnh viện ở khu vực miền Nam và Hà Nội đã có nhiều trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng rối loạn Tic. Nguyên nhân của căn bệnh này từ nhiều nguồn. Ðầu tiên là yếu tố gen di truyền, bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. Thứ hai là yếu tố về môi trường và sinh học như chất gây dị ứng, hoá chất, cũng có thể do trẻ bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử. Trẻ mắc rối loạn Tic đưa đến thăm khám thường là do xem tivi, Internet, chơi game, chơi Ipad... quá nhiều.

Trẻ em dùng điện thoại, xem tivi, tiếp xúc với mạng xã hội như TikTok... quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn Tic với nhiều triệu chứng khác nhau. (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

Rối loạn Tic sẽ chia ra nhiều nhóm gồm: Tic vận động thuộc về các nhóm cơ vận động, Tic âm thanh thuộc về các nhóm cơ hô hấp. Riêng Tic vận động được chia ra 2 nhóm là Tic đơn giản và Tic phức tạp.

Ðối với Tic vận động đơn giản, bao gồm các biểu hiện như: nháy mắt, giật cơ hàm, lắc đầu. Còn Tic vận động phức tạp, có các biểu hiện như: xoay đầu, tự vỗ vai, nhảy nhót… Riêng Tic âm thanh đơn giản lại có biểu hiện như: hắng giọng, ho, hỉ mũi, khạc nhổ, thét lên, sủa, huýt gió, tiếng ríu rít, lầm bầm…

Theo chuyên gia y tế, rối loạn Tic thường xảy ra với trẻ em dưới 18 tuổi. Nó thường trầm trọng với trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Nhưng ở nhiều trường hợp, nó sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thuỳ Vân, Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Ðồng 1 (TP Hồ Chí Minh): “Phụ huynh đưa con em vào viện khi thấy có dấu hiệu bất thường nhưng hoàn toàn không biết về chứng rối loạn Tic này. Thực tế, rối loạn Tic không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ. Trẻ mắc rối loạn Tic thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, Internet, chơi game, chơi Ipad... quá nhiều. Nhiều phụ huynh đã phải đưa con em nhập viện điều trị, thậm chí có trường hợp quá nặng phải điều trị hơn 2 tuần. Nếu để rối loạn Tic quá lâu dễ dẫn đến những biến chứng về thần kinh”.

Cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Hiện tại, ở Cà Mau vẫn chưa phát hiện trường hợp bệnh nhi bị rối loạn Tic. Ðây là điều đáng mừng với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, mùa hè là thời gian con trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử và mạng xã hội, từ đó dẫn đến nguy cơ đối mặt với rối loạn Tic sẽ cao hơn.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thuỳ Vân, bệnh rối loạn Tic có thể chữa được trong thời gian nhanh nếu phát hiện kịp thời. Trẻ bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ và liệu pháp tâm lý. Còn với trẻ bị nặng phải dùng thuốc đặc trị, nên cha mẹ cần phải kiên trì phối hợp với bác sĩ trong điều trị. Ðầu tiên là phải cho trẻ ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày. Thứ hai là giảm áp lực bên trong của trẻ, giải toả lo lắng, để trẻ thoải mái vui chơi đúng với lứa tuổi. Thứ ba là dừng việc cho trẻ xem tivi hay dùng điện thoại, chấm dứt việc tiếp xúc với mạng xã hội có nhiều xu hướng ảnh hưởng đến thần kinh như TikTok... Ðiều rất quan trọng là bổ sung Omega Vit cho trẻ. 

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, các triệu chứng Tic thường gia tăng khi con gặp lo âu, phấn khích hay mệt mỏi. Nắm được điều đó, bố mẹ sẽ tự chủ động tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ ngay trong nhà để góp phần giảm nhẹ tác động của Tic. Song song đó, việc động viên khi con có cố gắng kiểm soát Tic cũng góp phần gia tăng hành vi tích cực của trẻ.

Trong sinh hoạt thường ngày, gia đình cần lưu ý tránh không phê phán trẻ, đồng thời trấn an khi triệu chứng Tic ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như sự tự tin của trẻ. Việc dành thời gian tương tác, giao tiếp với trẻ và hạn chế sử dụng điện thoại cũng góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn Tic nói riêng và sự phát triển của trẻ nói chung.

Ðối với trẻ đang bị nghiện xem tivi, điện thoại, cha mẹ cần từ từ cắt giảm thời lượng sử dụng cho trẻ. Không nên ép con ngừng chơi một cách đột ngột. Thay vào đó hãy dành thời gian chơi cùng con như xếp hình, đọc sách, tham gia các hoạt động thể dục hoặc cùng con làm việc nhà.

Một số trường hợp dùng thuốc sau một thời gian ngắn có thể hồi phục. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sau thời gian dùng thuốc không đáp ứng nên tái phát, buộc phải nhập viện. Ðối với trường hợp nặng và đặc biệt này, các bác sĩ sẽ dùng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý cho trẻ. Hầu hết sau khoảng 3-6 tháng, tình trạng của trẻ sẽ cải thiện.

(Nguồn: baocamau.com.vn)

Link gốc: https://www.baocamau.com.vn/suc-khoe/roi-loan-tic-nguy-co-moi-khi-tre-nghien-dien-thoai-77667.html

Chia sẻ

Xem nhiều

Vì sao hay bị ho khi thời tiết lạnh?

Cá mòi có 9 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên

Tốc độ truy cập Internet càng nhanh, nguy cơ béo phì càng cao

Bệnh mạn tính có xu hướng trẻ hóa: Làm gì để cứu người trẻ?

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829