Đang tải ...
  
Cập nhật 24/7

Thứ bảy, 16/04/2022, 09:30

Liên tiếp 3 trận động đất xảy ra trong đêm tại Kon Tum

Các trận động đất xảy ra từ 20h đến 21h35 ngày 15-4, có độ lớn từ 2,7 đến 4,1 độ Richter.

Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam), trong khoảng từ 20h đến 21h35 ngày 15/4, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra 3 trận động đất có độ lớn từ 2,7 đến 4,1 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Bản đồ chấn tâm động đất - Ảnh: Viện Vật lý địa cầu.

Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) Nguyễn Xuân Anh cho biết khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Theo nghiên cứu, các trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5 độ Richter. 

Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã thường xuyên thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này. Hiện cán bộ thuộc viện tiếp tục theo dõi thêm và xử lý số liệu các trận động đất tại huyện Kon Plông.

Theo khuyến cáo của Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh, người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh.

Theo đó, khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, UBND các cấp phải bằng mọi hình thức thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Ngay sau khi xảy ra động đất, sóng thần, chính quyền các cấp phải huy động mọi nguồn lực tại chỗ theo quy định để cứu người bị nạn, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích, đồng thời tổng hợp thông tin và báo cáo khẩn cấp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra. Theo khuyến cáo của Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh, người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh.

Theo đó, khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, UBND các cấp phải bằng mọi hình thức thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Ngay sau khi xảy ra động đất, sóng thần, chính quyền các cấp phải huy động mọi nguồn lực tại chỗ theo quy định để cứu người bị nạn, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích, đồng thời tổng hợp thông tin và báo cáo khẩn cấp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra.

(Nguồn: Phụ Nữ Mới)

Link gốc: https://phunumoi.net.vn/lien-tiep-3-tran-dong-dat-xay-ra-trong-dem-qua-tai-kon-tum-d246796.html

Chia sẻ

Xem nhiều

VFF giao chỉ tiêu cho HLV Kim Sang-sik ở AFF Cup

Trung Quốc tăng kết nối đường sắt với Đông Nam Á

Giá dừa tươi biến động như 'giá vàng'

Bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi đăng ký trại hè trên mạng

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829