Đang tải ...
  
Đời sống

Thứ sáu, 20/05/2022, 12:00

Làng trầu Vị Thủy, nơi gìn giữ nét xưa

Hậu Giang - Ngày nay, hình ảnh cây cau, vườn trầu đã dần trở nên phai mờ trong đời sống. Nhưng ở ấp 5, huyện Vị Thủy vẫn còn một làng trầu hiếm hoi vẫn đang âm thầm giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống giữa thời hiện đại.

Vườn trầu Vị Thủy nằm cách trung tâm tỉnh Hậu Giang khoảng 10km, dọc theo con đường ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, đi tới đâu cũng thấy những nọc trầu được xếp thành hàng, tạo nên những vườn trầu bát ngát. Hiện nay, toàn huyện Vị Thủy có gần 40ha trầu, trong đó chỉ riêng xã Vị Thủy đã có gần 200 vườn trầu, với tổng diện tích trên 32,5ha. 

Làng trầu Vị Thủy được xem là làng nghề truyền thống trồng trầu còn lại độc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo người dân địa phương, làng trầu ở Vị Thủy có hơn 50 năm và được người dân vùng đất này gìn giữ cho đến hôm nay, trở thành nét đặc trưng mỗi khi nhắc đến xã Vị Thủy.

Dây trầu có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng. Đặc biệt, trầu chỉ ưa các loại phân hữu cơ, phân rơm, chuồng…Lá trầu được chăm sóc tốt có màu xanh óng vàng bắt mắt, có vị cay nồng tự nhiên. Nọc trầu thường cao khoảng 2m, được làm bằng cây tràm, khoảng 10 ngày thu hoạch 1 lần. Trung bình 1.000m2 đất sẽ trồng được khoảng 1.000 nọc trầu, cho thu nhập ổn định 100 triệu đồng/năm, gấp nhiều lần so với cây lúa.

Người Việt Nam ta vốn quen câu nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngay trong đời sống của người dân, trầu, cau đã đi vào sự tích, thơ ca, từng gắn bó với đời sống vùng thôn quê một cách thân thiết, gần gũi nhất. Giờ đây, hình ảnh hàng cau, vườn trầu dần trở nên hiếm thấy trong thời đại ngày nay.

Hiện nay, làng trầu Vị Thủy được xem là nơi có diện tích trồng trầu lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, trầu gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống và đang được người dân nơi đây gìn giữ. Tỉnh Hậu Giang cũng đang làm đề án phát triển làng nghề trồng trầu xã Vị Thủy gắn với phát triển du lịch, vì đây là loại hình canh tác được xem như độc nhất vô nhị ở miền Tây.

Ngoài việc cải thiện đời sống của người dân, trầu còn góp phần đáng kể tạo việc làm cho lao động địa phương. Trung bình để chăm sóc 1ha trầu, đòi hỏi 3-5 lao động làm việc liên tục để tưới nước, bón phân, cắt tỉa... Khi thu hoạch cần khoảng 15 người hái và sắp xếp lá trầu trước khi đem đi tiêu thụ.

Tuy trầu trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng người dân nơi này vẫn quyết tâm bám giữ. Có thể nói, sau hàng chục năm hình thành và phát triển, trầu đã giúp rất nhiều hộ dân tại Vị Thủy thoát nghèo vươn lên khá giả, nhiều hộ dân có của ăn của để, tích góp mua được đất đai, xây dựng nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài cũng nhờ vào cây trầu.

Trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong các lễ lớn nhỏ của gia đình người Việt, đặc biệt là lễ cưới hỏi, là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái nên vợ, thành chồng.

(Nguồn: baohaugiang.com.vn)

Link gốc: https://www.baohaugiang.com.vn/tin-phong-su-anh/lang-trau-vi-thuy-noi-gin-giu-net-dep-xua-giua-thoi-hien-dai-107789.html

Chia sẻ

Xem nhiều

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày quốc tế đàn ông

Ngư dân Núi Thành tu sửa tàu thuyền cho vụ biển mới

Nhọc nhằn thu hoạch 'lộc biển' trên ghềnh đá bên sóng dữ

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829