Thứ ba, 07/06/2022, 15:00
Chuyên gia giải mã 'chuỗi ngọc lạ' trên bầu trời
Chuỗi ngọc lạ này chính là các "hạt ma quái" xuất hiện thành từng nhóm rải rác trên bầu trời được 13 tàu vũ trụ mang kính thiên văn ghi lại.
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, "chuỗi ngọc lạ" xuất hiện ở mặt đối diện Mặt Trời của Trái đất. Vì chúng chính là các "hạt cực quang" được tạo nên khi các cơn bão điện hoặc các hạt tích điện do Mặt Trời phát ra va chạm vào từ quyển Trái Đất.
Tuy nhiên đây là một loại cực quang đặc biệt, chưa từng được biết đến trước đây. Các quan sát trước đây cho thấy các xoáy ở rìa từ quyển Trái Đất cho phép một số hạt tích điện từ Mặt Trời thoát qua, tìm đường tiếp cận bề mặt Trái Đất, tạo thành hạt cực quang.
Các xoáy ở rìa từ quyển hoạt động giống như xoáy nước nên đã tạo nên một con đường đi nhanh chóng để các hạt điện tích chảy thành dòng theo đường xoắn ốc, tạo nên hiện tượng đẹp mắt.
Các hạt cực quang đã được ghi nhận cùng lúc bởi 13 tàu vũ trụ mang kính thiên văn, bao gồm sứ mệnh Cluster của ESA. "Khám phá này cho thấy Cluster là một phần của "dàn nhạc từ quyển", Tiến sĩ Philippe Escoubet, nhà khoa học từ dự án Cluster của ESA cho biết.
"Chúng có thể cùng nhau tạo ra những phát hiện khoa học bổ sung mà mục tiêu không thể đạt được với những nhiệm vụ riêng lẻ", ông cho biết thêm.
Các tàu vũ trụ được phân công nghiệm vụ cụ thể trong nghiên cứu. Trong khi một số quan sát các xoáy ở rìa từ quyển Trái Đất, một số khác dõi theo những dòng hạt chảy về phía địa cầu.
Cực quang là một hiện tượng quang học, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời kết hợp với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.
Các cực quang mạnh mẽ nhất thường xảy ra sau sự phun trào hàng loại của mặt trời. Các dãy sáng này không đứng yên mà liên tục chuyển động và thay đổi khiến cho chúng như những dải lụa đang phát ra ánh sáng trên bầu trời.
Trên Trái Đất, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh các cực quang được sinh ra do sự tương tác mạnh mẽ của các hạt trong gió Mặt Trời với từ trường của hành tinh.
Nên cực quang thường tập trung xuất hiện rõ nét nhất ở 2 bán cầu của Trái Đất tại các vĩ độ cao gần các cực từ. Bởi vậy khi cực quang xuất hiện ở Bắc bán cầu thì sẽ được gọi là bắc cực quang.
Còn cực quang xuất hiện ở Nam bán cầu sẽ được gọi là Nam cực quang. Cực quang thường xuất hiện với hình dạng và kích thước không giống nhau. Điều này là do sự tương tác của những cơn gió mang điện từ từ Mặt Trời tới Trái Đất hoàn toàn không giống nhau.
Để tạo các ánh sáng thì các hạt chứa năng lượng còn sinh ra nhiệt. Vậy nên cực quang có mang nhiệt. Nhiệt này bị làm tiêu tan bởi bức xạ hồng ngoại hoặc bị mang đi bởi các trận gió mạnh đến từ lớp trên của không khí.
(Nguồn: baotayninh.vn)
Link gốc: https://baotayninh.vn/chuyen-gia-giai-ma-chuoi-ngoc-la-tren-bau-troi-a146027.html