Đang tải ...
  
Đời sống

Thứ hai, 31/01/2022, 07:00

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa năm Nhâm Dần

Người Việt luôn coi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là khoảng thời gian thiêng liêng. Chính vì vậy, các gia đình đều chuẩn bị chu đáo cho nghi thức cúng giao thừa để chia tay năm cũ và cầu chúc cho một năm mới may mắn, bình an.

Các gia đình đều chuẩn bị chu đáo cho lễ cúng giao thừa. 

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.

Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, đêm linh thiêng nhất trong năm. Vào thời khắc này, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ cúng trời đất, gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, đồng thời cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc, an khang thịnh vượng sẽ đến với tất cả thành viên trong gia đình.

Theo truyền thống của người Việt, các gia đình sẽ làm lễ cúng đêm giao thừa (một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà) vào đúng giờ chính Tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm.

Lễ cúng giao thừa là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm trước bàn thờ gia tiên để cầu khấn cho năm mới gia đình khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành sẽ đến. 

Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa rất sâu xắc bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian nên đây được xem như lễ cúng tiễn vị thần cựu vương hành khiển của năm cũ đi và đón ông mới về. 

Cũng theo quan niệm của người xưa, trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc nên lễ bắt đầu vào lúc giao thừa thì cũng phải kết thúc vào lúc giao thừa. Chính vì thế, các gia đình luôn chuẩn bị sẵn đầy đủ lễ vật trước phút giao thừa, tránh để qua giờ giao thừa sẽ bỏ lỡ giờ lành.

Lễ vật cúng giao thừa gồm: Gà trống tơ luộc, bánh chưng, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu/ trà, hoa tươi, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Trong văn hóa của người Việt,  gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín nên vì vậy người ta dùng gà trống để cúng.

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ, vào đúng thời khắc giao thừa, người lớn nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề sẽ bắt đầu hành lễ.

Lưu ý, bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an, sau đó mới lễ trong nhà.

Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới.

(Nguồn: Tổng hợp)
 

Chia sẻ

Xem nhiều

Nghề dệt của đồng bào Khmer vùng biên giới

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829