Đang tải ...
  
Kinh doanh Bất động sản

Thứ ba, 06/12/2022, 10:30

Sáng kiến kinh tế Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư - Giải pháp phát triển nông thôn bền vững

Trong năm 2021 đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã "thức tỉnh" các nhà làm quy hoạch ở TP lớn như Hà Nội, TP.HCM nhìn nhận lại và thay đổi tư duy quy hoạch, phát triển đô thị. Ngoài những rủi ro về thiên tai và tác hại từ ô nhiễm môi trường không khí, dịch bệnh cũng là một trong những hiểm họa có nguy cơ cao đối với các đô thị tập trung dân cư mật độ cao và môi trường sống không đảm bảo.

Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ bị đình đốn thì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, vẫn đảm bảo ổn định an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản.

Đến cuối năm 2022, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu rất khó khăn, thậm chí như Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định là bước vào suy thoái. Theo nhận định của một số chuyên gia thì thị trường Bất động sản có khả năng “đóng băng” trong thời gian dài.  Trong bối cảnh đó, một mô hình kinh tế mới được đề xuất nhằm giải quyết bài toán nan giải nêu trên, đó là Sáng kiến kinh tế Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư của Thạc sỹ Nguyễn Văn Cường – Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT An Sinh Nhân Nghĩa.

Sáng kiến đã được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 7753/2021/QTG ngày 12/11/2021; Trung tâm nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Châu Á (thành viên của World Entrepreneurs Clup) thẩm định và cấp Chứng nhận sản phẩm/dịch vụ xuất sắc - đẳng cấp quốc tế năm 2022; Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương – Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương bình chọn và trao Chứng nhận sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu Châu Á-Thái Bình Dương 2022; Tạp chí Việt Nam Hội Nhập và Viện nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á Thái Bình Dương bình chọn và đề cử sản phẩm/dịch vụ xuất sắc Top 10 ASEAN.

Vừa qua, tác giả của sáng kiến - Ths Nguyễn Văn Cường đã có những chia sẻ về hiệu quả của mô hình kinh tế độc đáo này.

* Xin ông cho biết Khu nông thị là gì? Nó khác với các khu đô thị hiện nay như thế nào? 

Khu nông thị hiểu ngắn gọn là đô thị mới ở nông thôn. Mô hình này nhằm xây dựng Nông thôn mới phát triển theo hướng “đô thị thông minh, bền vững” nhưng vẫn giữ vững, bảo tồn và phát huy cốt lõi của hệ sinh thái tự nhiên, lịch sử và văn hoá bản địa của địa phương.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Cường – Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT An Sinh Nhân Nghĩa nhận chứng nhận sản phẩm dịch vụ tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương 2022.

Vấn đề cốt lõi trong phát triển của mô hình này là tận dụng, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của từng địa phương như: điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên, con người và bản sắc văn hóa…để phát triển bền vững. Sáng kiến nhằm giải quyết hai nhiệm vụ trọng yếu:

Thứ nhất là Lạc nghiệp, tức tạo công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao cho người dân như đào tạo, tập huấn, cung cấp giống, phân bón, vật tư và bao tiêu sản phẩm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị, phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trong chuỗi giá trị hàng nông sản.

Thứ hai là An cư, tức quy hoạch hệ thống dân cư nông thôn được dựa trên điều kiện tự nhiên, đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt ổn định, thuận lợi trong giao thương và sản xuất, từng bước phát triển nông thôn theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của từng vùng miền. Từ đó, xóa dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Như vậy, Khu nông thị vừa tạo ra công ăn việc làm ổn định, vừa có nhà ở với đầy đủ an sinh xã hội, nó khác hẳn với các Dự án bất động sản chỉ chú trọng đến vấn đề nhà ở hơn là tạo ra việc làm

Bên cạnh đó, đất đai trong Khu nông thị được ưu tiên để sản xuất ra hàng hóa tạo ra của cải vật chất, tức đất đai là tư liệu sản xuất – điều này phù hợp với Việt Nam vì hiện nay khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13.96% trong GDP[3]. Trong khi đó, các Dự án bất động sản xem đất đai là hàng hóa để mua đi bán lại.

Sáng kiến Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

* Hiệu quả mang lại của sáng kiến Khu Nông thị Lạc Nghiệp An Cư đối với nền kinh tế cũng như vấn đề an sinh xã hội là gì?

Khu nông thị đảm bảo mọi người dân là người chủ thực sự và lợi ích thực sự để phục vụ người dân, là “đất lành chim đậu”

Người dân trong Khu nông thị được tạo việc làm ổn định và có thu nhập cao mà không phải đi vay vốn để làm ăn theo Chương trình “Lạc Nghiệp”, là người lao động sản xuất ra của cải vật chất nhưng đồng thời cũng là “khách hàng” sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của các ngành nghề khác trong Khu nông thị như nhà ở, giáo dục, y tế…nên tất cả các nhành nghề đã đảm bảo một “đầu ra” bền vững trước khi tính đến chuyện xuất khẩu ra bên ngoài Khu nông thị. 

Ngươi dân có nhà ở theo Chương trình “An Cư” với đầy đủ các thiết chế văn hóa, an sinh xã hội mà không phải bỏ tiền ra hay đi vay ngân hàng để mua nhà vì Chủ đầu tư sẽ bán nhà trả góp cho người dân vói giá gốc, lãi suất thấp để giữ chân người lao động hoặc người dân có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất của mình vào Khu nông thị, họ vẫn làm chủ trên mảnh đất của mình và được chia cổ tức

Như vậy, ở một nơi mà mình luôn được làm chủ, có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao, có nhà ở tiện nghi, con cái được học hành và được chăm sóc cung cấp đầy đủ các dịch vụ an sinh xã hội thì ai dại gì lại lựa chọn con đường “tha hương cầu thực”! 

Khu nông thị là nơi tạo ra giá trị thực, là “trụ đỡ” cho nền kinh tế

Thông qua việc sản xuất hàng hóa, lấy nông nghiệp giá trị cao làm ngành kinh tế mũi nhọn (vì Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời) trên cơ sở nhờ ứng dụng các mô hình kinh tế như kinh tế tự chủ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và ứng dụng công nghệ cao , tạo ra giá trị cao cho sản phẩm và tăng năng suất lao động, kết hợp sử dụng tài chính là công cụ đòn bẩy cho nền kinh tế giúp giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị hàng hóa – dịch vụ của sản phẩm.

Khu nông thị giải quyết được các vấn đề xã hội hiện đang bức xúc

Hiện nay, một số Dự án phát triển đô thị do Chủ đầu tư quá chú trọng đến lợi nhuận kinh doanh mà không chú trọng các vấn đề khác như hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập nước, kẹt xe hoặc đền bù giải tỏa không hợp lý dẫn đến thưa kiện kéo dài… tạo nên các vấn đề xã hội nan giải là gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế. Đa số các Dự án bất động sản hiện nay đa số được các Chủ đầu tư khai thác để bán bất động sản và một số dịch vụ đắt đỏ khác như trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, trường học quốc tế… chủ yếu phục vụ cho tầng lớp khá giả thượng lưu, mà không tạo ra được nhiều việc làm nên không tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế vì không sản xuất ra hàng hóa mà chủ yếu là dịch vụ và “thổi giá” bất động sản lên quá cao so với giá trị thực của nó khiến người lao động có thu nhập trung bình trở xuống không có khả năng mua nổi một căn hộ để ở dẫn đến nguy cơ “bong bóng bất động sản” hoặc “Thành phố ma” (Khu đô thị xây dựng xong phải bỏ hoang do không có người mua).

Sáng kiến Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư nhận được nhiều chứng nhận uy tín.

Phát triển được nhiều Khu nông thị ở nhiều vùng miền trên cả nước sẽ giúp phân bổ lại dân cư, tránh áp lực cho các đô thị lớn và phát triển đồng đều giữa các vùng miền

Hiện nay do nhu cầu mưu sinh nên người dân ở nông thôn có xu hướng tập trung đến các thành phố lớn, khu đô thị để tìm việc làm và tìm cơ hội đổi đời nhưng họ cũng khó thực hiện được điều đó vì đa phần khi đến các thành phố lớn thì họ chỉ được sống trong những căn nhà trọ chật hẹp và thu nhập chỉ đủ ăn. Việc tập trung dân cư vào các đô thị lớn tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…Đại dịch Covid-19 vừa qua là một kiểm chứng rất rõ ràng, do tập trung dân cư quá đông tại các Khu đô thị lớn nên khi đại dịch xảy ra, tình trạng quá tải về hạ tầng, y tế khiến chúng ta đôi lúc rơi vào khủng hoảng. 

Mô hình Khu nông thị là nơi “đất lành chim đậu”. Nếu chúng ta ứng dụng Sáng kiến và xây dựng các Khu nông thị phân bổ đồng đều các vùng miền sẽ có tác động đến việc bố trí lại dân cư, di dân tự nhiên sẽ góp phần phát triển đồng đều các vùng miền, kéo giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn và chính người dân là pháo đài vững chắc để giữ đất, giữ làng nhất là các vùng miền núi, biên giới hải đảo. 

Khu nông thị góp phần đảm bảo an ninh lương thực 

Việt Nam hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên toàn cầu về xuất khẩu nông sản. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng vọt từ 4,2 tỷ đô la Mỹ năm 2004 lên 48,6 tỷ đô la Mỹ năm 2021, chiếm 15,68% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Hiện tại các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 43,1% thị phần xuất khẩu nông sản Việt Nam, châu Mỹ là 29,6%, châu Âu là 11,5%... 

Việc phát triển được nhiều Khu nông thị đồng nghĩa với việc sản xuất ra được nhiều lương thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân Việt Nam cũng như xuất khẩu góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới

* Cám ơn ông!

 (Nguồn: An Sinh Nhân Nghĩa)
 

Chia sẻ

Xem nhiều

Khan cung, giá chung cư tiếp tục tăng

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829