Đang tải ...
  
Kinh doanh Bất động sản

Thứ tư, 06/04/2022, 03:00

Phân khúc BĐS nào sẽ có xu hướng triển vọng trong thời gian tới?

Một vài doanh nghiệp phân tích triển vọng thị trường bất động sản (BĐS) cho thấy, sự tăng trưởng của ngành BĐS trong thời gian tới chủ yếu là do các công ty tái cấu trúc lại hoạt động và phục hồi sau tác động tiêu cực của đại dịch, cùng với đó là sự hỗ trợ của các gói kích thích kinh tế của Chính phủ…

Nhiều yếu tố thúc đẩy BĐS tăng trưởng

Theo Vietnam Report, dưới tác động của đại dịch Covid-19, trong hai năm qua, ngành BĐS đã chịu tác động tiêu cực, nhất là trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.

Tăng trưởng hoạt động kinh doanh BĐS bị âm, số lượng doanh nghiệp kinh doanh BĐS ngừng hoạt động có thời hạn trong năm 2021 lên đến 26%...

Nhưng, những khó khăn, tiêu cực mà dịch bệnh tạo ra cũng cho thấy khả năng thích ứng tốt và thể hiện sức sáng tạo, chống chịu bền bỉ của nhiều doanh nhiệp BĐS khi tiếp tục giữ vững vai trò trụ cột trên thị trường, tạo ra những điểm sáng nổi bật và sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng ngành BĐS có sự phát triển cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch bệnh.

Góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2022 với gam màu tươi sáng, tích cực hơn so với năm 2021, và sẽ dần quay trở lại quỹ đạo trước dịch (năm 2019).

Sự tăng trưởng của ngành BĐS trong thời gian tới chủ yếu là do các công ty tái cấu trúc lại hoạt động của họ và phục hồi sau tác động tiêu cực của đại dịch, cùng với đó là sự hỗ trợ của các gói kích thích kinh tế của Chính phủ.

Nhãn.

Cùng với đó, lãi suất vẫn ở mức thấp, đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, nhiều nút thắt chính sách được gỡ bỏ.

Trong ngắn hạn, gói kích thích kinh tế của Chính phủ dù được rót vào khu vực nào cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực đến thị trường BĐS, nhờ việc cải thiện sức mua của người dân.

"Gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp được triển khai trong đó có gần 114.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng sẽ có tác động trực tiếp tới thị trường BĐS không chỉ trong ngắn hạn mà còn là động lực tăng trưởng chính của thị trường trong các năm tới", Vietnam Report dự báo.

Động lực tăng trưởng cho ngành BĐS nói chung, không chỉ riêng giai đoạn hậu Covid, còn chịu tác động bởi xu hướng đô thị hóa và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cả về số lượng lẫn giá trị tài sản, lượng xe hơi cá nhân đang tăng nhanh cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về một số phân khúc căn hộ cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng và đất nền.

Trong năm 2021, giá thành nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép và xi măng tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến giá nhà tăng khoảng 10-15% so với năm 2020.

Thêm vào đó, rào cản từ yếu tố pháp lý, sự mất cân đối cung - cầu và kết quả của một số cuộc đấu giá đất đã khiến mặt bằng giá liên tục bị đẩy lên cao.

Kết quả khảo sát chuyên gia và doanh nghiệp BĐS của Vietnam Report về mức biến động giá trung bình trong năm 2022 cho thấy đất nền là phân khúc có khả năng tăng giá cao nhất.

Cụ thể, phân khúc đất nền, đất nông nghiệp, nhà ở và chung cư giá rẻ có khả năng cao tăng giá trong khoảng 11-20%.

Các phân khúc BĐS ven đô, BĐS công nghiệp, nhà ở và chung cư trung cấp, văn phòng cho thuê có thể tăng trung bình từ 5-10% so với năm trước.

Xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc

Kết quả khảo sát với chuyên gia và doanh nghiệp BĐS về triển vọng thị trường cho thấy một xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc.

Trong đó phân khúc BĐS công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó là sự phục hồi của nhóm BĐS nghỉ dưỡng và thương mại.

Ảnh minh họa. 

Vietnam Report cho rằng, về tổng thể, thị trường BĐS tích cực so với năm 2021 nhưng không nhiều.

BĐS nhà ở: Sự hồi phục và tăng trưởng của phân khúc BĐS được thúc đẩy từ cả hai yếu tố cung và cầu, cộng hưởng với mặt bằng lãi suất thấp, pháp lý được nới lỏng và chiến lược phát triển nhà ở quốc gia của Chính phủ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với một trong những mục tiêu của chiến lược là phát triển các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của người có thu nhập thấp và trung bình.

Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp BĐS đã công bố những dự án mới, hứa hẹn những tín hiệu tích cực cho nguồn cung trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia lượng cung này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của người dân.

BĐS công nghiệp: Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi từ vị trí địa lý, quỹ đất cho khu công nghiệp lớn, dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam do tác động của các Hiệp định thương mại tự do mới được ký kết…

Những yếu tố trên tạo lực đẩy phát triển và sức hấp dẫn đầu tư với phân khúc BĐS công nghiệp.

Tính riêng trong hai tháng đầu năm 2022, thị trường BĐS đã trở nên nhộn nhịp với những dự án đầu tư mới và mở rộng có giá trị hàng ngàn tỷ đồng.

BĐS thương mại văn phòng và bán lẻ: Sau khi chịu những tác động nặng nề của đại dịch hai năm qua, bước sang năm 2022, phân khúc BĐS thương mại có nhiều triển vọng tích cực trong bối cảnh mở cửa 'sống chung với dịch'.

Thị trường văn phòng sẽ được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng cho thuê của khu vực Công nghệ Thông tin, thương mại điện tử và nhu cầu trung tâm dữ liệu tăng cao.

Thị trường bán lẻ cũng có nhiều tín hiệu tích cực khi ngành du lịch được mở cửa trở lại, cùng với sự gia tăng trong tiêu dùng và sử dụng vốn.

Các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report nhận định năm 2022, tình trạng sốt đất vẫn có thể sẽ tiếp tục xảy ra nhưng với xác suất thấp hơn. Mọi diễn biến trên thị trường BĐS đều là kết quả của những quyết định đầu tư, những ưu tiên của nhà đầu tư.

(Nguồn: tapchixaydung.vn)

Link gốc: https://tapchixaydung.vn/phan-khuc-nao-se-chiem-song-thi-truong-bat-dong-san-thoi-gian-toi-20201224000010289.html

Chia sẻ

Xem nhiều

Số nhà cửa bỏ hoang ở Nhật tăng 80% sau 20 năm

Giá tăng cao, sức cầu căn hộ vẫn lớn

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829