Đang tải ...
  
Khoa học cuộc sống Quốc tế

Thứ hai, 03/04/2023, 20:00

Loài cá sống ở nơi sâu nhất, tương đương bị 1.600 con voi đè lên

Loài cá ốc Pseudoliparis swirei được các nhà khoa học tìm thấy ở độ sâu 7.966m dưới Rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất thế giới thuộc vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Loài cá ốc này có khả năng chịu được sức ép lớn tương đương 1.600 con voi đè lên.

Các nhà khoa học chính thức xác nhận loài cá ốc mới có tên Pseudoliparis swirei, được phát hiện ở độ sâu 7.966 m dưới Rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất thế giới thuộc vùng biển phía tây Thái Bình Dương.

Loài cá này trông khá lạ mắt với màu hơi hồng và cơ thể trong suốt đến mức có thể nhìn thấy gan của chúng từ bên ngoài. Chúng có chiều dài khoảng 28,8 cm và trọng lượng khoảng 160g.

Cá ốc Pseudoliparis swirei là loài động vật săn mồi ở một số địa hình nhất định của Rãnh Mariana, nó ăn các loài giáp xác nhỏ ở mực nước sâu và sống cùng với những loài động vật ăn thịt lớn hơn.

Loài cá sống ở độ sâu lớn nhất đại dương có thể khác với hình dung thông thường của mọi người về sinh vật dưới đáy biển. Sống ở dưới độ sâu này, cá Pseudoliparis swirei thường có hình dạng rất khác, đặc biệt là chúng không có vảy, không có răng lớn và cũng không phát quang sinh học.

Chúng có một số cách thích nghi khác thường khi sống trong môi trường tối và áp suất cao, do vậy, cá có một vài đặc điểm như: da trong suốt thiếu sắc tố, một số cơ quan và trứng to ra, cơ mỏng hơn, xương hóa lỏng (đặc biệt là hộp sọ) không hoàn chỉnh, dường như có rất ít hoặc hầu như không có khả năng nhìn, có những cơ chế cho phép protein trong cơ thể cá vẫn hoạt động và sự khác biệt trong mảng tế bào để duy trì tính linh hoạt của cá Pseudoliparis swirei.

Đây chỉ là một trong hai loài cá ốc được phát hiện qua những chuyến thám hiểm dưới Rãnh Mariana. Các nhà khoa học đã bắt tổng cộng 37 con cá Pseudoliparis swirei và ghi hình một con đang bơi dưới độ sâu 8.178 m dưới biển.

Tuy nhiên, họ chưa bắt được một cá thể nào của loài còn lại mà chỉ từng ghi hình chúng ở độ sâu tương đương. Cơ thể của chúng trông mềm mại đến nỗi được so sánh với một miếng giấy lụa bị kéo đi dưới nước.

Ở một nghiên cứu trên những con cái trưởng thành cho thấy, trứng của loài cá này lớn bất thường, đường kính có thể lên tới 9,4 mm. Tổng cộng, có tới 23 quả trứng lớn ở mỗi con cái xen kẽ với những quả trứng nhỏ hơn, số lượng khoảng 850 quả. Trong những quả trứng, kể cả trứng lớn, không thấy có sự phát triển của phôi trong trứng.

Loài cá này có khả năng chịu được áp lực nước tương đương 1.600 con voi đè lên. Áp lực cực lớn này cũng là lý do các nhà khoa học cho rằng cá không thể sống được ở độ sâu vượt quá 8.200 m, dù là điểm sâu nhất của Rãnh Mariana, cũng là điểm sâu nhất đại dương, lên đến 11.000 m.

(Nguồn: Thuỷ Sản Việt Nam).

Link gốc: https://thuysanvietnam.com.vn/bi-an-cua-loai-ca-song-o-do-sau-gan-8-000-m-duoi-day-dai-duong/

Chia sẻ

Xem nhiều

Vật liệu mới cách mạng hóa việc lưu trữ năng lượng

Tàu SpaceX Dragon trở về Trái Đất, mang theo các thí nghiệm khoa học giá trị

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829