Đang tải ...
  
Cập nhật 24/7 Xã hội

Thứ năm, 10/11/2022, 07:00

Ấn Độ: 'Kiểm kê' khối tài sản khổng lồ của ngôi đền cổ 1.700 năm tuổi

Ngoài tên Venkateshwara, ngôi đền cổ còn được gọi là 'đền của cải', vì được các tài phiệt và doanh nhân lui tới cầu tiền tài, giàu có.

Ngôi đền cổ Venkateswara sở hữu khối tài sản trị giá 30 tỷ USD. (Nguồn: The Week).

Sau lần kiểm toán đầu tiên trong 1.700 năm lịch sử, đền Venkateswara công bố đang sở hữu khối tài sản trị giá 30 tỷ USD, gồm vô số vàng, đồ trang sức và tiền mặt từ những người cúng tiến.

Hàng năm, khoảng 40 triệu tín đồ đến viếng thăm Đền Venkateswara, hay còn được gọi là Tirupati Balaji, nằm trên dãy đồi ở phía Đông Nam bang Andhra Pradesh.

Để bày tỏ lòng thành kính, những tín đồ này đều dâng tặng đồ trang sức bằng vàng cùng nhiều tiền mặt và tài sản quý giá cho thần Venkateswara.

Ngôi đền 1.700 năm tuổi được điều hành bởi một quỹ tín thác do người Anh thành lập. Tuy là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất thế giới, ngôi đền chưa từng được kiểm kê tài sản.

Trong cuộc kiểm kê gần đây, người ta mới biết được sự giàu có của ngôi đền này.

Theo giới chức, thánh địa của người Hindu có tới hơn 10 tấn vàng, 2,5 tấn đồ trang sức, gần 20 tỷ USD tiền gửi ngân hàng và bất động sản trải dài trên khắp Ấn Độ.

Tổng số tài sản ngôi đền này đang nắm giữ là 30 tỷ USD, ngang với Nestle India - tập đoàn quốc gia về Dầu khí và gas tự nhiên và các ngân hàng chủ chốt của Ấn Độ.

Venkateswara là một vị thần Vishnu, được cho là xuất hiện trên Trái đất để giải cứu nhân loại khỏi chiến tranh. Nhiều người theo đạo Hindu tin rằng, trong đời họ nhất định phải đến ngôi đền ít nhất một lần.

Parsa Venkateshwara Rao Jnr, một tín đồ được đặt theo tên ngôi đền, nói với Hindustan Times: "Những người thờ phụng từ mọi nơi trên đất nước đều bị thu hút đến đây. Mọi người không chỉ đến một lần mà còn nhiều lần, vào mỗi dịp đặc biệt".

Người ta cho rằng, ngôi đền tích lũy phần lớn tài sản hiện tại trong thời kỳ Đế chế Vijayanagara từ năm 1336 đến 1565. Thời đó, các tín đồ thường cúng tiến kim cương và vàng.

Hoàng đế thời đó cũng là một vị khách thường xuyên ghé thăm ngôi đền. Ông đã mạ vàng mái đền, tặng đồ trang sức và đặt cả một bức tượng của chính mình ở đó.

Sau đó, vua chúa láng giềng cũng hành hương đến ngôi đền, quyên góp những khoản tiền xa hoa.

Trong quá trình thực dân hóa, ngôi đền được chuyển vào tay Công ty Đông Ấn.

Năm 1933, Quỹ tín thác Tirumala Tirupati Devasthanams độc lập được chính phủ Anh thành lập để quản lý tài chính cho trung tâm tôn giáo được nhiều người đến thăm nhất thế giới.

Họ hiện sở hữu 960 bất động sản trên khắp Ấn Độ, gồm nhà khách, khu nhà, bệnh viện tư nhân và gần năm chục ngôi đền khác.

(Nguồn: baoquocte.vn)

Link gốc: https://baoquocte.vn/an-do-kiem-ke-khoi-tai-san-khong-lo-cua-ngoi-den-co-1700-nam-tuoi-205200.html

Chia sẻ

Xem nhiều

Bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi đăng ký trại hè trên mạng

Đường dây 500kV mạch 3: Chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ kéo dây

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Hà Nội: Bắt đối tượng vờ mua ô tô, lái thử rồi phóng xe bỏ chạy

Đường dây nóng
0775476829

Quảng cáo

Đóng

Tất cả chuyên mục

 
Đường dây nóng
0775476829